Nổi hạch có sao không: Nguyên nhân và cách phân biệt hạch lành tính - ác tính

Bất kỳ dấu hiệu bất thường nào trên cơ thể đều có thể là lời cảnh báo sức khỏe có vấn đề, trong đó nổi hạch bất thường chính là sự báo hiệu của nhiều bệnh lý viêm nhiễm và ung thư nguy hiểm. Do đó, bạn không nên chủ quan và cần hiểu rõ về hiện tượng này. Vậy nổi hạch có sao không và vì sao lại bị nổi hạch sẽ được giải đáp ở bài viết dưới đây.

I. Nổi hạch là gì?

Hạch hay còn được gọi là hạch bạch huyết, là một tổ chức lympho (liên võng nội mô), phân bố rải rác khắp cơ thể từ trong phủ tạng, ổ bụng cho tới những mô mềm dưới da. Hạch có cấu tạo hình bầu dục, kích thước nhỏ chỉ từ vài mm đến 1 - 2 cm. Các hạch bạch huyết đóng vai trò rất quan trọng trong hệ tạo huyết, giữ chức năng như hệ miễn dịch của cơ thể (tiêu diệt virus, vi khuẩn và ngăn chặn sự phát triển của những tế bào lạ đồng thời sản sinh những kháng thể chống lại những tác nhân gây bệnh).

Bình thường hạch sẽ ở trạng thái chìm, không sờ thấy được, chỉ đến khi phải chống lại những tác nhân gây bệnh hạch mới hoạt động mạnh mẽ và nổi lên và sưng to. Do đó, nổi hạch hay sưng hạch là hiện tượng những khối u nhỏ hình tròn, nhìn như hạt đậu, có chất dịch bên trong xuất hiện và phát triển dọc theo các khớp cổ tay, bàn tay, mắt cá chân, cổ, bẹn, nách, ấn vào người bệnh sẽ cảm thấy đau.

Hiện tượng nổi hạch có thể xảy ra ở bất kỳ ai, không phân biệt tuổi tác, giới tính. Tuy nhiên, những người ở độ tuổi từ 20 - 50 là nhóm đối tượng có nguy cơ nổi hạch cao nhất và nữ giới có tỷ lệ mắc cao gấp 3 lần nam giới.

II. Nguyên nhân bị nổi hạch

Hạch có thể nổi ở bất kỳ vị trí nào trên cơ thể, chủ yếu ở cổ, cằm, bẹn, háng, quai hàm, nách và sưng hạch mỗi vị trí khác nhau có nguyên nhân là biểu hiện của những bệnh lý khác nhau, cụ thể:

1. Nổi hạch ở cổ và sau tai

Nổi hạch ở cổ và nổi hạch sau tai là tình trạng phổ biến nhất, nguyên nhân có thể do cơ thể bị viêm nhiễm, lao và ung thư.

Nổi hạch ở cổ và sau tai
  • Nổi hạch ở cổ và sau tai do viêm nhiễm: Những người bị viêm xoang, viêm amidan, viêm họng mãn tính, viêm tuyến nước bọt,... có nguy cơ nổi hạch rất cao.
  • Nổi hạch ở cổ và sau tai do mắc giang mai: Giang mai ở giai đoạn đầu sẽ xuất hiện những hạch nhỏ di động, rắn nhưng không gây ra bất kỳ đau đớn nào ở vị trí xoắn khuẩn xâm nhập, do đó người bệnh thường chủ quan và bỏ qua dấu hiệu này. Các hạch này sẽ phát triển và nổi ở nhiều nơi trên cơ thể, gồm cả vùng cổ và sau tai khi bệnh giang mai chuyển sang giai đoạn II.
  • Nổi hạch ở cổ và sau tai do hạch lao: Lao hạch là bệnh lý khá phổ biến, vi khuẩn lao là nguyên nhân chính gây bệnh. Đây là hiện tượng xuất hiện nhiều hạch nhỏ không đều, dính với nhau thành từng chùm nổi lên theo chuỗi dọc theo 2 bên cơ ức, dưới xương hàm vùng cổ. Bên cạnh hiện tượng nổi hạch ở cổ bên trái, nổi hạch ở cổ bên phải, nổi hạch ở dưới cằm, nổi hạch ở quai hàm phải và trái khi bị lao hạch, bệnh nhân sẽ bị tổn thương phổi và có những biểu hiện bất thường khác như sút cân, người xanh xao, sốt nhẹ về chiều.
  • Nổi hạch cổ và sau tai do ung thư: Nổi hạch ở cổ dưới cằm và sau tai có thể là dấu hiệu cảnh báo cơ thể đang mắc bệnh ung thư ở vùng cổ, đầu và tuyến giáp. Các hạch này sẽ tăng dần về số lượng và kích thước theo thời gian, ban đầu hạch có thể di động nhưng càng về sau lại có xu hướng bám chặt ở cổ và vành tai gây cảm giác đau đớn và rất cứng.
  • Nổi hạch ở cổ và sau tai do hạch Hodgkin: Đây là tình trạng hạch nổi lên ở hố thượng đòn trái rồi lan đến cổ, thường xuất hiện phổ biến ở nam giới. Đặc điểm của hạch Hodgkin là rắn không chứa mủ bên trong, không đau, không dính vào da cũng như không liên kết vào nhau. Người bệnh thường sốt từng đợt và sau mỗi đợt sốt lại có xu hướng gia tăng các hạch và những hạch cũ sẽ to lên.

Ngoài ra, vùng cổ và sau tai mỏi những hạch nhỏ, di động, không đau, bám chắc là do cơ địa, thường gặp ở những người sức khỏe kém, gây yếu. Tuy nhiên, không cần phải quá lo lắng, nếu chú ý giữ gìn sức khỏe và bồi bổ đầy đủ dinh dưỡng, nâng cao sức khỏe cho cơ thể hạch sẽ tự lặn mất.

2. Nổi hạch ở háng

Những nguyên nhân chủ yếu của tình trạng nổi hạch bạch huyết ở vùng háng là do mắc những bệnh lý nhiễm khuẩn đường tiết niệu, viêm nhiễm bộ phận sinh dục và những bệnh xã hội lây nhiễm qua đường tình dục như giang mai, mụn rộp sinh dục, HIV….

Nổi hạch ở háng
  • Do nhiễm nấm Chlamydia: Khi nấm Chlamydia tấn công và phát triển mạnh mẽ ở âm đạo nữ giới và dương vật nam giới sẽ dẫn đến tình trạng sưng hạch ở háng. Nấm Chlamydia tuy không quá nguy hiểm nhưng nếu không được điều trị sớm và đúng cách sẽ gây ra những bệnh lý phụ khoa và nam khoa ảnh hưởng trực tiếp đến chức năng sinh sản.
  • Do nhiễm trùng đường tiết niệu: Đường tiết niệu gồm niệu đạo, bàng quang, niệu quản và 2 quả thận. Vi khuẩn có thể tấn công và gây nhiễm trùng bộ phận nào của đường tiết niệu. Bên cạnh những biểu hiện điển hình của viêm đường tiết niệu như tiểu nhiều lần, tiểu đêm, tiểu rắt, đau vùng bụng dưới, khó chịu đau rát bộ phận sinh dục,.... thì nổi hạch ở háng cũng là dấu hiệu của bệnh lý này.
  • Do mắc những bệnh lây truyền qua đường tình dục gồm Herpes sinh dục, giang mai, HIV, lậu: Đây đều là những căn bệnh xã hội nguy hiểm, ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe sinh sản và sức khỏe tổng thể, thậm chí là đe dọa tính mạng. Hầu hết tình trạng nổi hạch, chủ yếu là ở háng sẽ xuất hiện ở giai đoạn đầu của các bệnh.

3. Nổi hạch ở nách

Nổi hạch ở nách

Nổi hạch ở nách có thể do những nguyên nhân sau:

  • Do viêm tuyến mồ hôi mưng mủ: Là tình trạng tuyến mồ hôi của vùng da dưới cánh tay bị tắc nghẽn do viêm nhiễm, thường xuất hiện nhiều ở nữ giới, nam giới rất hiếm gặp tình trạng này. Tùy vào vị trí viêm nhiễm mà hạch có thể nổi ở bên nách phải hoặc ở bên nách trái.
  • Lao hạch: Lao hạch thuộc thể lao ngoài phổi, bên cạnh cổ và bẹn thì nách cũng là vị trí thường xuất hiện hạch lao.
  • Do ung thư vú: Ung thư vú là bệnh ký nguy hiểm gây tử cung cao nhất ở phụ nữ, là tình trạng vùng ngực và vú của người bệnh xuất hiện khối u ác tính. Dấu hiệu của ung thư vú là kích thước và hình dạng vú thay đổi bất thường, xuất hiện dịch ở đầu vú, núm vú xẹp hơn, sần sùi, có vảy hoặc viêm, thụt sâu vào bên trong, khi sờ vào ngực có thể cảm nhận rõ những cục u nhỏ, rắn hoặc không, sưng hạch bạch huyết ở những vùng lân cận, cụ thể là vùng nách.
  • Do nhiễm nấm hoặc virus: Khi nấm và vi khuẩn gây bệnh xâm nhập và tấn công vào cơ thể, lúc này hệ miễn dịch xảy ra phản ứng bằng cách nổi hạch ở nách. Sau khi tiêu diệt hoàn toàn những tác nhân có hại hạch cũng sẽ biến mất.
  • Ngoài ra, tác dụng phụ của thuốc, thực hiện cấy ghép silicon ở ngực, do chấn thương hoặc nhiễm trùng đều là những nguyên nhân dẫn đến hiện tượng nổi hạch bất thường ở nách.

4. Nổi hạch ở vùng kín nữ

Nổi hạch bất thường luôn là điều đáng lo ngại, đặc biệt là ở vị trí nhạy cảm như cơ quan sinh dục. Vậy nổi hạch vùng kín là dấu hiệu của những bệnh gì?

  • Nổi hạch vùng kín do u nang Bartholin: Bartholin là tuyến chất nhờn trong có chức năng duy trì độ ẩm cho vùng kín và đóng vai trò tiết dịch bôi trơn khi có quan hệ tình dục tạo đồng thời tạo điều kiện thuận lợi cho tinh trùng dễ dàng bơi vào trong để gặp trứng. Tuyến Bartholin nằm dưới môi lớn của âm hộ và không thể quan sát được bằng mắt thường. Khi khuẩn tấn công, gây viêm nhiễm sẽ dẫn đến tình trạng tắc nghẽn và ứ đọng dịch và trở thành những khối u nang nổi lên bề mặt da, gây đau đớn và nhiều trở ngại trong cuộc sống.
  • Nổi hạch vùng kín do viêm nang lông: Viêm nang lông xảy ra thường là do những bạn nữ có thói quen dọn dẹp vùng kín bằng cách tẩy, cạo, nhổ, waxing. Khi bị viêm nang lông vùng kín, âm hộ sẽ xuất hiện những cục u sưng lên như hạch.
  • Nổi hạch vùng kín do bị mụn rộp sinh dục: Mụn rộp sinh dục hay còn được biết đến là Herpes sinh dục, do virus Herpes simplex là nguyên nhân chính gây bệnh và lây truyền chủ yếu qua con đường tình dục không an toàn. Virus Herpes simplex có đặc tính là gây nên những mụn nước nhỏ, mọc thành cụm, bên trong có chứa mủ nước kèm theo nổi hạch ở vùng kín.
  • Nổi hạch vùng kín do sùi mào gà: Sùi mào gà cũng là căn bệnh xã hội nguy hiểm lây truyền qua quan hệ tình dục không an toàn với người bệnh. Bệnh do virus HPV gây nên những u nhú ở người. Triệu chứng của sùi mào gà là vùng kín xuất hiện những nốt sùi có màu hồng tươi, có chân, cuống nhú lên trên bề mặt da, nhìn bằng mắt thường trông như hoa súp lơ hoặc mào gà, khi chạm vào thấy mềm và ẩm ướt.

Nổi hạch ở bất kỳ vị trí nào trên cơ đều là những dấu hiệu báo động đáng lo ngại đến vấn đề sức khỏe của bạn, đặc biệt nổi hạch là biểu hiện của những căn bệnh xã hội nguy hiểm như sùi mào gà, giang mai, mụn rộp sinh dục, HIV/AIDS ảnh hưởng trực tiếp đến chức năng sinh sản và sức khỏe tổng thể, nguy hiểm hơn là có thể gây tử vong. Do đó, khi có hiện tượng nổi hạch bất thường đừng nên chủ quan, hãy chủ động đi thăm khám bác sĩ sớm nhất để được hỗ trợ kịp thời.

III. Phân biệt hạch lành tính và hạch ác tính

Hạch được chia thành 2 loại là hạch lành tính và hạch ác tính. Dựa vào những tính chất dưới đây người bệnh có thể phân biệt được 2 loại hạch này:

  • Kích thước: Hạch lành tính thường rất nhỏ, có kích thước chỉ khoảng vài mm đến 1cm và hạch lành tính sẽ không to lên. Còn với hạch ác tính sẽ có kích thước từ 25mm trở lên, cứng, không đau và có xu hướng lớn dần theo thời gian.
  • Số lượng và vị trí: Nếu là hạch lành tính sẽ là những hạch nhỏ và chỉ xuất hiện ở một vùng nhất định. Còn hạch ác tính sẽ nổi rải rác nhiều vị trí trên cơ thể.
  • Khả năng di động: Khi sờ vào hạch lành tính sẽ thấy chúng di động tốt, không dính vào niêm mạc da. Trong khi hạch ác tính có xu hướng bám chắc vào các tổ chức xung quanh, khó lay chuyển, di động kém.
  • Thời gian nổi hạch: Sau khoảng vài ngày, nhiều nhất là 3 - 4 tuần hạch lành tính sẽ tự lặn mất. Do đó, bạn cần lưu ý nếu sưng hạch kéo dài, trong vòng 1 tháng hạch không có dấu hiệu biến mất thì hãy đi gặp bác sĩ càng sớm càng tốt vì đây có thể là biểu hiện của bệnh lý mãn tính hoặc ung thư.

IV. Kết luận

Như bạn đã thấy, sưng hạch là hiện tượng bất thường có thể gây nguy hại đến sức khỏe cơ thể và không phải ai cũng có thể phân biệt đực hạch lành tính và hạch ác tính. Vì vậy, khi bị nổi hạch bất thường hoặc xuất hiện bát kỳ triệu chứng lạ nào không rõ nguyên nhân, tốt nhất hãy chủ động đến những cơ sở y tế uy tín chất lượng để được chẩn đoán chính xác và điều trị kịp thời. Nếu đang băn khoăn không biết nên khám sưng hạch ở đâu thì phòng khám đa khoa Hưng Thịnh (địa chỉ: 380 Xã Đàn, Đống Đa, Hà Nội) là địa chỉ bạn nên tham khảo.

Với thế mạnh về lĩnh vực điều trị sưng hạch do nhiều nguyên nhân khác nhau như mắc các bệnh lý nam khoa, phụ khoa, bệnh xã hội, viêm tuyến mồ hôi,... phòng khám đã trở thành địa chỉ chữa sưng hạch tin cậy của đông đảo bệnh nhân. Khi đến phòng khám, người bệnh sẽ được thăm khám trong môi trường làm việc chuyên nghiệp của đội ngũ bác sĩ giỏi, được đào tạo chuyên sâu, dày dặn kinh nghiệm. Cùng với cơ sở vật chất khang trang, hệ thống các phòng chức năng riêng biệt được trang bị hệ thống máy móc hiện đại, trang thiết bị y tế tân tiến giúp quá trình chẩn đoán chính xác nhất và hiệu quả điều trị cao nhất.

Thông qua bài viết trên hy vọng người bệnh đã nắm rõ hơn những thông tin về tình trạng sưng hạch để có thể giải quyết được vấn đề mình đang gặp phải. Mọi thắc mắc xin vui lòng liên hệ số hotline: ... hoặc bấm vào khung chat để được hỗ trợ tư vấn trực tiếp các bác sĩ.

⭐️ Đọc thêm:

⭐️ Phòng Khám Đa Khoa Hưng Thịnh - 380 Xã Đàn - Đống Đa -Hà Nội

Từ khóa tìm kiếm liên quan: nổi hạch ở cổ | nổi hạch ở nách | nổi hạch sau tai | nổi hạch ở cổ dưới cằm | nổi hạch | nổi hạch ở cổ bên trái | nổi hạch ở cổ bên phải | nổi hạch ở háng | nổi hạch dưới cằm | nổi hạch ở quai hàm phải | nổi hạch cổ | nổi hạch chìm ở háng | nổi hạch vùng kín | nổi hạch là gì