Sốt xuất huyết là gì? Nguy hiểm không và nên kiêng những gì?
Sốt xuất huyết nằm trong nhóm các bệnh truyền nhiễm phổ biến đồng thời có khả năng gây ra nhiều biến chứng, chủ yếu xảy ra nhiều nhất vào thời gian mùa mưa hàng năm. Việc chủ động tìm hiểu sốt xuất huyết là gì, có nguy hiểm không, nên ăn gì và kiêng gì là điều quan trọng đối với mọi người, bởi qua đó sẽ giúp nhận biết ngay từ sớm các dấu hiệu bất thường cũng như có phương án xử lý đúng đắn kịp thời. Hãy cùng các chuyên gia Phòng khám đa khoa Hưng Thịnh tìm hiểu rõ hơn về bệnh sốt xuất huyết trong phần nội dung dưới đây.
I. Sốt xuất huyết là gì?
Sốt xuất huyết xảy ra do virus Dengue xâm nhập tấn công cơ thể con người, hàng năm đều có thể bùng phát thành dịch lớn nhất là vào thời điểm khí hậu giao mùa nóng ẩm. Muỗi vằn (hay muỗi Aedes aegypti) chính là vật trung gian mang mầm bệnh khiến sốt xuất huyết lây nhiễm một cách nhanh chóng, bất kể nam nữ giới dù trẻ hay già đều có thể mắc phải.
Nghiên cứu đã cho thấy, virus Dengue bao gồm 4 tuýp với ký hiệu lần lượt là Dengue-1 (D1), D2, D3 và D4 đều gây bệnh, thế nhưng miễn dịch mà cơ thể sản sinh lại chỉ đặc hiệu với từng tuýp riêng biệt sau khi mắc. Điều này dẫn đến việc mỗi người sẽ có nguy cơ bị sốt xuất huyết tới 4 lần với 4 chủng virus khác nhau nếu không phòng ngừa cẩn thận.
Bên cạnh nguyên nhân phổ biến nhất là do muỗi vằn truyền bệnh, một số trường hợp ít gặp hơn thì sốt xuất huyết cũng lây nhiễm nếu người lành nhận máu từ người đang mắc bệnh, hay mẹ nhiễm phải virus Dengue trước khi sinh khoảng 10 ngày sau đó lây sang con. Các triệu chứng sốt xuất huyết sẽ diễn biến khác nhau tùy thuộc vào mức độ nặng nhẹ, cụ thể:
⭐️ Những biểu hiện sốt xuất huyết ở người bệnh giai đoạn nhẹ:
- Đột ngột bị sốt cao từ 39 đến 40 độ C trong vòng 2 - 7 ngày tùy từng người khác nhau, và thường khó để hạ sốt.
- Cảm giác đau đầu một cách dữ dội đặc biệt là trên trán, kèm theo nhức hai hốc mắt.
- Cơ thể xuất hiện tình trạng phát ban và nổi mẩn đỏ, đau mỏi cơ xương, buồn nôn…
⭐️ Các dấu hiệu sốt xuất huyết ở bệnh nhân giai đoạn nặng:
- Hình thành những triệu chứng xuất huyết rõ ràng hơn: Xuất huyết ngoài da tạo thành nhiều vết chấm đỏ hay vết bầm tím trên cơ thể, chảy máu cam, chân răng có máu, tổn thương mạch máu, chảy máu bất thường từ âm đạo, đại tiện phân đen trong trường hợp xuất huyết nội tạng.
- Thường xuyên mệt mỏi li bì, không tỉnh táo, hạ huyết áp, da xanh tái, khó thở, đau bụng, đổ nhiều mồ hôi lạnh, choáng váng...
II. Sốt xuất huyết có nguy hiểm không?
Theo giải đáp từ các chuyên gia sức khỏe, sốt xuất huyết là căn bệnh có tốc độ diễn biến nhanh chóng, gây ra hàng loạt biến chứng khó lường đối với sức khỏe. Với câu hỏi sốt xuất huyết có nguy hiểm không, nếu người bệnh không được can thiệp chữa trị đúng phương pháp và kịp thời thì sẽ có nguy cơ cao phải đối mặt với những vấn đề rủi ro bao gồm:
- Xuất huyết nặng, tiểu cầu hạ nhanh, hiện tượng huyết tương bị thoát ra khỏi mạch máu gây hội chứng sốc Dengue, chảy máu cam nặng, rong kinh nghiêm trọng, có khả năng dẫn đến xuất huyết não vô cùng nguy hiểm.
- Xuất huyết liên tục gây rối loạn chức năng tuần hoàn của cơ thể và hậu quả là suy tim, tim không bơm máu được, đồng thời người bệnh còn có khả năng mắc chứng suy thận cấp tính nguyên nhân do thận phải đột ngột hoạt động quá nhiều.
- Khi huyết tương chảy ra ngoài và tràn vào hệ thống cơ quan hô hấp sẽ khiến bệnh nhân cảm thấy khó thở, viêm nhiễm đường hô hấp cùng một số biến chứng khác như tràn dịch màng phổi, phù phổi cấp, viêm phổi nặng…
- Đối với phụ nữ bị sốt xuất huyết khi mang thai cũng sẽ gây nhiều hậu quả nặng nề: Giảm tiểu cầu làm ảnh hưởng trực tiếp đến cả người mẹ và thai nhi, sảy thai, tiền sản giật, lưu thai, sinh non, gan và thận bị tổn thương, xuất huyết kéo dài vào thời điểm chuyển dạ...
III. Sốt xuất huyết và những điều cầu lưu ý
Để nắm được rõ ràng hơn về bệnh sốt xuất huyết, bạn đọc hãy cùng các chuyên gia tìm hiểu thêm thông qua một số câu hỏi thường gặp sau đây:
1. Sốt xuất huyết nên ăn gì?
Người bệnh sốt xuất huyết thường xuyên cảm thấy cơ thể mệt mỏi, miệng đắng nên cũng ăn uống kém hơn hẳn so với bình thường hay thậm chí còn không muốn ăn. Tuy nhiên, chế độ dinh dưỡng thực tế lại đóng vai trò vô cùng quan trọng giúp thúc đẩy quá trình phục hồi sức khỏe, do đó bệnh nhân sốt xuất huyết nên ăn gì hãy lưu ý bổ sung các loại thực phẩm:
- Đồ ăn ở dạng mềm, lỏng, dễ nuốt như nước canh, súp, cháo giúp người bệnh vừa có thể dễ tiêu hóa, vừa hạn chế tình trạng mất nước mà vẫn đảm bảo cung cấp các chất dinh dưỡng một cách đầy đủ cho cơ thể.
- Để bồi bổ sức khỏe, nâng cao sức đề kháng cho bệnh nhân bị sốt xuất huyết thì nhóm thực phẩm giàu protein sẽ rất cần thiết, vì vậy đừng quên thêm vào thực đơn dinh dưỡng hàng ngày thịt, cá, trứng, sữa...
- Các loại rau xanh, trong đó đặc biệt là nên tăng cường ăn bông cải xanh hay rau chân vịt với hàm lượng các chất chống oxy hóa dồi dào, nhiều khoáng chất có lợi, bổ sung vào cơ thể thành phần sắt giúp tái tạo tế bào máu, ngừa thiếu máu do sốt xuất huyết.
- Ngoài rau xanh thì người bệnh cũng phải tích cực ăn nhiều hoa quả tươi để cơ thể được cung cấp vitamin C, chất xơ, thanh nhiệt giải độc, hỗ trợ giảm sốt, hạn chế cảm giác buồn nôn… Các loại trái cây như bưởi, đu đủ, dưa gang, ổi, cam… có thể cắt miếng nhỏ ăn trực tiếp hoặc ép thành nước cho bệnh nhân dễ hấp thu hơn.
2. Sốt xuất huyết ở trẻ em
⭐️ Bệnh sốt xuất huyết ở trẻ em theo thống kê có tỷ lệ cao hơn nếu so với người trưởng thành, bởi lúc này sức đề kháng của các bạn nhỏ vẫn còn khá yếu. Căn bệnh này có thể đột ngột khởi phát, diễn biến nhanh chóng thông qua 3 giai đoạn với các triệu chứng như sau:
- Giai đoạn sốt: Trẻ bị đột ngột sốt cao tới 40 độ C trong khoảng một vài ngày đầu tiên, khó thuyên giảm, trẻ còn nhỏ sẽ quấy khóc nhiều thường xuyên và bỏ ăn, với các trẻ lớn hơn sẽ bị buồn nôn, đau đầu, nhức hốc mắt, ăn uống kém, đau mỏi cơ, dưới da có chấm xuất huyết, chân răng bị chảy máu hoặc chảy máu cam.
- Giai đoạn nguy hiểm: Đúng như tên gọi, đây là giai đoạn có mức độ nguy hiểm cao bởi mặc dù bệnh nhi đã có thể hạ sốt bớt nhưng lại hình thành các dấu hiệu thoát huyết tương. Triệu chứng điển hình ở giai đoạn này bao gồm: Lờ đờ, vật vã mệt mỏi, lạnh tay chân, tụt huyết áp, dễ khát nước nhưng tiểu tiện ít hơn hẳn, đau và chướng bụng, xuất huyết dưới da hay nguy hiểm hơn là xuất huyết vùng nội tạng.
- Giai đoạn hồi phục: Khoảng từ 2 - 3 ngày kể từ sau giai đoạn nguy hiểm, bệnh nhi bắt đầu chuyển sang giai đoạn phục hồi cơ thể khi hiện tượng sốt giảm hẳn hoặc đã chấm dứt, ổn định lại chỉ số huyết áp, có cảm giác muốn ăn uống, hoạt động tiểu tiện gần như trở lại như bình thường và sức khỏe cũng dần dần được cải thiện.
3. Sốt xuất huyết kiêng gì?
⭐️ Thực tế, một số loại thực phẩm có thể gây tác động tiêu cực đến quá trình phục hồi mà người bệnh cần lưu ý tránh sử dụng nếu đang mắc sốt xuất huyết:
- Các loại đồ ăn nhanh, đồ chiên rán chứa lượng dầu mỡ cao sẽ khiến cho cảm giác đau bụng, buồn nôn của người bệnh ngày càng nặng nề, hoạt động tiêu hóa trở nên rối loạn, bụng dạ khó chịu thường xuyên và dễ bị nôn ói.
- Sốt xuất huyết nên kiêng gì, người bệnh hãy tránh xa các thực phẩm, món ăn cay nóng vì chúng không chỉ làm tích tụ độc tố trong cơ thể, làm thân nhiệt tăng lên, khó hạ sốt và phải mất thêm nhiều thời gian mới có thể khỏi bệnh.
- Các chuyên gia cũng khuyến cáo bệnh nhân sốt xuất huyết hãy hạn chế tối đa việc sử dụng những loại thực phẩm màu sẫm, tối, bởi chúng có thể gây sự nhầm lẫn với tình trạng xuất huyết dạ dày, nôn ra máu ở giai đoạn nặng dẫn tới quá trình chẩn đoán không được chính xác.
- Ngoài ra, người bệnh cũng phải tuyệt đối kiêng đồ uống có chứa cồn, đồ uống ngọt, thức uống có gas, cà phê, các chất kích thích khác…, nguyên nhân là chúng vừa không tốt cho sức khỏe, vừa dễ gây hiện tượng tích tụ nhiều đường trong cơ thể, làm chậm lại quá trình cải thiện bệnh lý.
4. Sốt xuất huyết bao lâu thì khỏi?
Để trả lời được vấn đề sốt xuất huyết bao lâu thì khỏi, chúng ta cần hiểu được từng giai đoạn của bệnh sẽ diễn ra trong bao nhiêu ngày. Cụ thể, sốt xuất huyết sẽ có thời gian ủ bệnh trong vòng từ 3 cho tới 14 ngày (tùy cơ địa của mỗi người) trước khi phát ra các triệu chứng, sau đó thời gian bị sốt xuất huyết sẽ kéo dài chừng 7 đến 10 ngày với 3 giai đoạn.
Thứ nhất là giai đoạn sốt với biểu hiện sốt cao 3 - 7 ngày, cơ thể mệt mỏi, nhức đầu và hai bên hốc mắt, buồn nôn, chán ăn, phát ban, triệu chứng xuất huyết nhẹ. Tiếp theo người bệnh sẽ chuyển sang giai đoạn nguy hiểm có thời gian từ 3 - 4 ngày, dấu hiệu chảy máu cam và chảy máu chân răng nặng hơn, tiểu ra máu, nặng hơn là cơ quan nội tạng bị xuất huyết, nếu không xử trí kịp thời sẽ biến chứng nghiêm trọng hay thậm chí gây tử vong.
Khi đã trải qua giai đoạn nguy hiểm khoảng 1 - 2 ngày thì bệnh nhân sẽ bước vào giai đoạn phục hồi trong vòng 2 - 3 ngày, dần dần cải thiện các triệu chứng và khỏi bệnh.
5. Sốt xuất huyết có được tắm không?
Sốt xuất huyết có được tắm không hay tắm rửa như thế nào cho phù hợp còn phải dựa trên từng giai đoạn diễn biến của bệnh, nhưng nhìn chung người bệnh không phải kiêng cữ việc này tuyệt đối mà vẫn cần phải vệ sinh cơ thể cho sạch sẽ một cách khoa học.
Trong thời gian đang bị sốt xuất huyết, bệnh nhân vẫn có thể vệ sinh, tắm rửa bình thường nhưng tốt nhất là nên tắm nhanh để tránh nhiễm lạnh. Đồng thời lau rửa nhẹ nhàng, không chà xát quá mạnh phòng ngừa trường hợp tác động gây xuất huyết dưới da.
Ở giai đoạn thứ hai của sốt xuất huyết, nhiều trường hợp người bệnh đã giảm sốt hoặc hết sốt nhưng không có nghĩa là đã khỏi bệnh, trái lại các triệu chứng xuất huyết thường nặng hơn giai đoạn sốt. Vì vậy, bệnh nhân trong giai đoạn nguy hiểm không nên tắm quá nhiều, hãy hạn chế lại hoặc sử dụng khăn ấm để lau, vệ sinh nhẹ nhàng cơ thể.
6. Sốt xuất huyết phát ban
Tình trạng sốt xuất huyết phát ban sẽ bắt đầu hình thành sau khoảng từ 3 đến 4 ngày khởi phát sốt, trong đó nhóm đối tượng trẻ em từ 5 - 15 tuổi là dễ gặp nhất. Các nốt phát ban thường xuất hiện tại da mặt, vùng cổ, tiếp theo đó lan rộng ra tay chân và nhiều vị trí khác trên cơ thể, mức độ ngày càng dày đặc hơn trước.
Khi người bệnh dùng tay ấn vào các nốt phát ban thì chúng sẽ có màu tái đi, sau đó trở lại màu sắc như ban đầu nếu thả tay ra. Bên cạnh đó, phát ban cũng có màu đậm hơn ở những vùng bao gồm khuỷu tay, hai bên nách, nếp gấp hai bên bẹn, đầu gối.
Thông thường, sốt xuất huyết phát ban sẽ giảm dần và chấm dứt sau khoảng từ 1 - 2 tuần, điều này còn phụ thuộc vào cơ địa của bệnh nhân ra sao nhưng hầu hết đều không gây nên vấn đề bất thường nào về sau đó. Người bệnh được xác định khỏi hẳn nếu cơ thể không còn phát sinh thêm các vùng mẩn ngứa hay những phát ban đỏ mới.
7. Sốt xuất huyết giảm tiểu cầu
Theo các bác sĩ, sốt xuất huyết giảm tiểu cầu thường bắt đầu xảy ra vào ngày thứ 4 - ngày thứ 7 kể từ khi bệnh khởi phát, được hiểu là hiện tượng mất khả năng đông máu đồng thời không chống lại được các tác nhân nhiễm trùng.
Lý do xuất hiện tình trạng sốt xuất huyết gây giảm lượng tiểu cầu là bởi những yếu tố: Khu vực tủy xương (nơi sản sinh tiểu cầu) bị ức chế, virus Dengue gây bệnh tấn công khiến các tế bào máu bị tác động, và bên cạnh đó các kháng thể mà cơ thể sản xuất ra khi mắc sốt xuất huyết cũng trực tiếp phá hủy tiểu cầu.
Sốt xuất huyết giảm tiểu cầu sẽ dẫn đến nhiều triệu chứng: Xuất hiện đốm máu trên da, đi tiểu ra máu, nôn ra máu, huyết tương rò rỉ, đi ngoài ra phân đen, da tái nhợt, ý thức lơ mơ, mệt mỏi li bì. Trong trường hợp xuất huyết nặng có nguy cơ gây nhiều biến chứng nghiêm trọng đến phổi, gan, thận, tim mạch, huyết áp tụt nhanh, một số trường hợp người bệnh bị choáng, sốc và gây tử vong nếu không điều trị kịp thời.
IV. Sốt xuất huyết nên làm gì?
Khi nhận thấy các biểu hiện nghi ngờ mắc sốt xuất huyết như chúng tôi đã liệt kê, bệnh nhân không nên tùy ý tìm cách chữa tại nhà hoặc để tình trạng kéo dài nhiều ngày bởi sẽ tiềm ẩn rất nhiều nguy cơ. Vì thế, người bệnh phải đến ngay các cơ sở y tế chuyên khoa để được thăm khám, bác sĩ sẽ chẩn đoán mức độ sốt xuất huyết từ đó can thiệp phương pháp điều trị cho hợp lý.
Các loại xét nghiệm chẩn đoán sốt xuất huyết phổ biến thường là xét nghiệm NS1, xét nghiệm kháng thể IgM và IgG. Hiện bệnh chưa có thuốc chữa đặc hiệu mà thông thường bác sĩ sẽ kê đơn sử dụng thuốc hạ sốt, thuốc giảm đau… để loại bỏ triệu chứng, kết hợp với đó là việc xây dựng thời gian nghỉ ngơi điều độ, có chế độ chăm sóc khoa học.
⭐️ Những trường hợp nặng sẽ phải nhập viện để điều trị, xử lý nhanh chóng nếu có dấu hiệu nguy hiểm. Còn nếu người bệnh được bác sĩ chỉ định theo dõi sức khỏe tại nhà thì phải lưu ý những điều dưới đây:
- Dành nhiều thời gian để nghỉ ngơi, nằm nghỉ tại những khu vực thoáng mát nhưng không để gió lùa trực tiếp, thường xuyên vệ sinh nơi ở của người bệnh.
- Đo nhiệt độ và theo dõi sức khỏe của người bệnh thường xuyên, nếu thấy sốt cao quá mức, nôn nhiều, li bì liên tục, biểu hiện xuất huyết nặng… thì phải đưa đến cơ sở y tế ngay lập tức để bác sĩ xử lý.
- Bổ sung cho người bệnh thêm nhiều nước, đảm bảo đủ 2 lít trở lên mỗi ngày bởi khi sốt cao sẽ gây mệt mỏi và khiến cho cơ thể bị mất nước, ngoài nước lọc có thể kết hợp nước ép hoa quả nguyên chất hay dung dịch Oresol.
- Nên mặc các loại quần áo làm từ chất liệu dễ thấm hút như cotton, kích cỡ rộng rãi thoải mái để cơ thể không cảm thấy khó chịu.
Mong rằng bài viết chia sẻ từ chuyên gia đã giúp độc giả hiểu rõ hơn sốt xuất huyết là gì, có nguy hiểm không, sốt xuất huyết kiêng gì và cách chăm sóc như thế nào để nhanh chóng khỏi bệnh, hồi phục sức khỏe. Đồng thời, mọi người cũng cần lưu ý chủ động có biện pháp phòng ngừa mắc sốt xuất huyết, bảo vệ an toàn cho chính bản thân mình và người thân trong gia đình. Trong trường hợp còn vấn đề thắc mắc liên quan hãy liên hệ với đội ngũ bác sĩ của chúng tôi để được hỗ trợ miễn phí, chi tiết và nhanh chóng.
⭐️ Đọc thêm:
Phòng Khám Đa Khoa Hưng Thịnh - 380 Xã Đàn - Đống Đa -Hà Nội
Từ khóa tìm kiếm liên quan: sốt xuất huyết | sốt xuất huyết nên ăn gì | sốt xuất huyết ở trẻ em | sốt xuất huyết kiêng gì | sốt xuất huyết là gì | sốt xuất huyết bao lâu thì khỏi | sốt xuất huyết có được tắm không | sốt xuất huyết có nguy hiểm không | sốt xuất huyết phát ban | sốt xuất huyết giảm tiểu cầu