Chảy máu cam là bệnh gì? Nguyên nhân và cách xử lý

Chảy máu cam là hiện tượng vô cùng phổ biến mà bất kỳ ai, từ trẻ nhỏ đến người lớn đều có khả năng gặp phải. Thực tế, tình trạng chảy máu cam nguyên nhân có rất nhiều, cần phải nắm được chính xác mới có thể tìm ra cách xử lý an toàn và hiệu quả. Vậy cụ thể chảy máu cam là bệnh gì, có nguy hiểm không và khắc phục như thế nào, bạn đọc hãy cùng chúng tôi theo dõi nội dung bài viết dưới đây để tìm ra lời giải đáp.

✔️ Có thể bạn đọc quan tâm:

I. Chảy máu cam là bệnh gì?

Chảy máu cam

Chảy máu cam (hay chảy máu mũi) là tình trạng xuất huyết ở một hoặc cả hai bên mũi, do các mao mạch tại vùng này bị tác động bởi một nguyên nhân nào đó dẫn đến bị vỡ ra. Ở mức độ nhẹ chảy máu cam có thể xử lý được ngay tại chỗ, nhưng ngược lại trong trường hợp xuất phát từ các bệnh lý thì cần can thiệp điều trị ở các cơ sở y tế để phòng ngừa biến chứng nguy hiểm xảy ra về sau đó.

Để biết được chảy máu cam là dấu hiệu của bệnh gì sẽ còn phải phụ thuộc vào lượng máu ít nhiều ra sao cũng như các triệu chứng đi kèm như thế nào. Cụ thể, người bệnh cần phải thận trọng nếu nhận thấy biểu hiện bất thường cảnh báo những bệnh lý như dưới đây:

1. Bệnh viêm mũi mãn tính

Viêm mũi là bệnh lý xảy ra khi lớp màng nhầy nằm ở bên trong mũi bị sưng tấy và viêm nhiễm, đặc biệt khi tiến triển sang giai đoạn mãn tính có thể dẫn đến triệu chứng chảy máu cam thường xuyên do các mạch máu cũng gặp phải tổn thương. Nguyên nhân gây viêm mũi thường do dị ứng theo mùa, virus, vi khuẩn… với các biểu hiện ban đầu phổ biến như sổ mũi, nghẹt mũi, ngứa mũi nhiều, ho, hắt hơi, đau đầu…

2. Bệnh u xơ vòm mũi họng

Đây là bệnh lý mà nam giới mắc phải nhiều hơn hẳn so với nữ giới, mặc dù chỉ là một khối u lành tính nhưng tốc độ lan ra hốc mũi, họng, miệng… lại rất nhanh. Khi mới khởi phát người bệnh cũng chỉ nhận thấy triệu chứng nghẹt mũi, chảy nước mũi, có thể kèm theo một ít máu lợn cợn. Tuy nhiên càng về sau lại càng gặp những biểu hiện nặng nề hơn bao gồm: Thường xuyên chảy máu mũi, đau đầu, đau tai, khứu giác suy giảm hoặc mất hẳn…

3. Các bệnh lý liên quan đến máu

Nếu đang băn khoăn chảy máu cam nhiều là bệnh gì thì bạn nên thận trọng bởi đang có nguy cơ mắc các bệnh về máu như giảm tiểu cầu, chất lượng tiểu cầu không đảm bảo, bạch cầu, rối loạn khả năng đông máu… đều gây nguy hiểm và cần can thiệp chữa trị. Bên cạnh đó, một số trường hợp bị chảy máu mũi còn bắt nguồn từ việc sử dụng các loại thuốc chống đông máu và gặp phải tác dụng phụ không mong muốn.

4. Các bệnh truyền nhiễm

Người mắc các bệnh sốt cấp tính, sốt tinh hồng nhiệt, bệnh sởi… đều khiến cho những mao mạch bên trong niêm mạc vùng mũi gặp phải tổn thương, tình trạng khô rát hơn bình thường. Chính vì vậy, chúng sẽ rất dễ bị vỡ ra và hậu quả là gây chảy máu cam khi bệnh nhân có sự tác động thông qua việc lau mũi, xì nước mũi hay hắt hơi.

5. Bệnh huyết áp cao

Ngoài những bệnh lý kể trên, hiện tượng chảy máu cam còn có khả năng là một biến chứng nhẹ của bệnh cao huyết áp. Theo đó, khi chỉ số huyết áp lên nhanh một cách đột ngột cũng sẽ đồng thời gây áp lực đến thành mạch máu, và tới mức độ nhất định các mạch máu ở mũi bị vỡ tạo thành tình trạng xuất huyết. Người bệnh chảy máu cam càng nhiều thì càng chứng tỏ bệnh lý huyết áp đang có dấu hiệu nguy hiểm, phải xử trí càng nhanh càng tốt.

II. Chảy máu cam nguyên nhân do đâu?

Tình trạng chảy máu cam thường sẽ không đáng lo ngại nếu nguyên nhân là do ngoài bệnh lý, lượng máu chảy không quá nhiều, nhanh kết thúc và sau đó không có triệu chứng bất thường nào khác. Dưới đây là một số nguyên nhân gây chảy máu cam phổ biến mà cả người lớn và trẻ nhỏ đều có thể mắc phải:

  • Thời tiết thay đổi đột ngột, nhất là khi trời quá nóng hoặc lạnh quá mức, hanh khô khiến các mạch máu giãn nở hơn bình thường, lớp niêm mạc hốc mũi trở nên khô rát và rất dễ chảy máu cam.
  • Thói quen thường xuyên xì mũi mạnh hoặc ngoáy mũi liên tục cũng là nguyên nhân điển hình gây tổn thương niêm mạc mũi dẫn đến chảy máu một bên hoặc cả hai bên.
  • Một số trường hợp bị chảy máu mũi kèm theo đau đầu do gặp căng thẳng quá mức.
  • Tại sao chảy máu cam có thể do trong mũi đang có dị vật bị mắc kẹt, đặc biệt thường hay gặp phải ở trẻ nhỏ bởi trẻ mải chơi không để ý hoặc vô tình nhét vào mũi những vật có kích thước nhỏ.
  • Lạm dụng các loại thực phẩm, đồ ăn có tính cay nóng, uống nhiều bia rượu, thường xuyên sử dụng các chất kích thích… cũng gây chảy máu mũi bất thường.
  • Chảy máu cam thiếu chất gì thường là bởi cơ thể đang bị thiếu hụt vitamin C, vitamin K, kali, sắt, cần được bổ sung bù lại để tránh gây ảnh hưởng đến sức khỏe.
  • Khoang mũi gặp phải chấn thương do không may bị va đập, hay chênh lệch áp suất khi ngồi trên máy bay hoặc khi lặn dưới nước.
  • Chảy máu cam do hít phải các loại hóa chất khiến niêm mạc mũi bị kích ứng, trong số đó điển hình phải kể đến amoniac có mặt nhiều trong các ngành công nghiệp.

III. Một số trường hợp chảy máu cam và cách xử lý

Như đã chia sẻ trước đó, kể cả người lớn hay trẻ em cũng đều có thể gặp phải tình trạng chảy máu cam do nhiều nguyên nhân khác nhau. Để tìm hiểu cụ thể hơn về từng trường hợp, bạn đọc hãy tiếp tục theo dõi phần nội dung tiếp theo đây của chúng tôi:

1. Chảy máu cam ở trẻ

Chảy máu cam ở trẻ em

Trẻ nhỏ có thể bị chảy máu mũi đột ngột hoặc chảy máu cam ra giấy sau khi sử dụng bởi các nguyên nhân phổ biến như: Ảnh hưởng của thời tiết, trẻ cào gãi hoặc xì mũi, ngoáy mũi quá sâu và mạnh gây tổn thương, vô tình nhét dị vật vào mũi, va chạm khi chạy nhảy. Tuy nhiên cũng không loại trừ các nguyên nhân bệnh lý gây chảy máu cam ở trẻ bao gồm: Xoang mũi, nhiễm trùng mũi họng, u xơ vòm mũi họng hay các bệnh về máu.

Đối với vấn đề trẻ em chảy máu cam có nguy hiểm không còn phải phụ thuộc vào nguyên nhân do đâu và mức độ như thế nào. Các bậc phụ huynh cần lưu ý hãy đưa con mình đi khám bác sĩ nhanh chóng nếu trẻ chảy máu sau khi va đập mạnh, có dấu hiệu thiếu máu, chảy máu cam khăn giấy liên tục không cầm được, vừa chảy máu mũi vừa xuất huyết ở một bộ phận khác ví dụ như răng, lợi…

Để sơ cứu ban đầu, xử lý chảy máu cam ở trẻ thì bố mẹ hãy thực hiện lần lượt theo những bước như sau:

  • Giữ bình tĩnh cho trẻ, tiếp theo cho trẻ ngồi hoặc đứng thẳng với phần đầu hơi ngả về phía trước để bố mẹ xác định bé chảy máu cam bên nào hay bị cả hai bên mũi.
  • Để đầu trẻ hơi ngửa lên, đồng thời phụ huynh lấy hai ngón tay bóp nhẹ phần nửa dưới mũi trong khoảng 10 phút liên tục, tránh việc thả tay ra nhiều lần để kiểm tra hoặc bỏ ra từ quá sớm bởi điều này thậm chí còn khiến máu chảy dai dẳng hơn.
  • Sau 10 phút bố mẹ hãy bỏ tay ra để kiểm tra, trường hợp máu đã ngưng chảy thì cho bé nằm nghỉ ở tư thế nghiêng, còn nếu thấy máu vẫn chảy thì tiếp tục thực hiện bước cầm máu hoặc tốt nhất là cho trẻ đến khám bác sĩ chuyên khoa.

2. Chảy máu cam khi mang thai

Nguyên nhân bà bầu (dấu hiệu có thai sớm) chảy máu cam do cơ thể và nội tiết tố đang có những thay đổi trong thai kỳ khiến các mạch máu giãn nở hơn so với thông thường và rất dễ vỡ ra, lớp màng nhầy bảo vệ mũi cũng sưng lên. Ngoài ra, một số trường hợp phụ nữ đang mang thai bị chảy máu cam còn do ảnh hưởng từ thời tiết, không khí quá lạnh và khô, môi trường sinh sống không đảm bảo, huyết áp cao thai kỳ hoặc tình trạng rối loạn đông máu.

Dưới đây là các bước xử lý tình trạng chảy máu cam ở bà bầu an toàn, đúng cách:

  • Ngồi xuống ghế, người hơi ngả về đằng trước để tránh máu chảy ngược lại vào bên trong gây nguy hiểm, hoặc mẹ bầu nằm nghiêng một bên nếu bị chóng mặt.
  • Lấy hai ngón trỏ và ngón cái kẹp hai cánh mũi khoảng 10 phút để cầm máu, thở bằng miệng, sau đó có thể chườm lạnh sống mũi để giúp làm hẹp mạch máu.
  • Tiếp tục lặp lại bước cầm máu nếu sau 10 phút máu vẫn chưa ngừng chảy, trong trường hợp chảy máu cam liên tục quá 30 phút, sắc mặt tái nhợt, đau nhức vùng ngực… phải được cấp cứu ngay tại cơ sở y tế uy tín.

Hiện tượng chảy máu cam khi mang thai đa phần sẽ không gây nguy hiểm nhưng để đảm bảo an toàn thì bà bầu vẫn nên có sự tư vấn của bác sĩ, bởi một vài trường hợp bị chảy máu mũi trong thai kỳ thực tế sẽ cảnh báo nguy cơ mắc chứng băng huyết sau sinh.

3. Chảy máu cam ở người lớn

Cách xử lý khi chảy máu cam

Theo như những thông tin đã được chia sẻ, chảy máu cam ở người lớn là bệnh gì thường là do viêm mũi mãn tính, bệnh về máu, bệnh huyết áp, sốt cấp tính. Thêm vào đó, những nguyên nhân phổ biến khác gây chảy máu mũi ở người trưởng thành còn phải kể đến stress và áp lực dài ngày kèm theo nhức đầu, xì mũi mạnh quá mức, thời tiết mùa đông hanh khô rét buốt, chế độ ăn uống chưa khoa học, lạm dụng đồ ăn cay nóng…

Biện pháp sơ cứu chảy máu cam đối với người lớn cũng không có sự khác biệt, trước tiên bạn cần ngồi thẳng và đầu hơi nghiêng về đằng trước. Tiếp theo hãy kẹp chặt phần mũi trong thời gian khoảng chừng 10 phút để máu ngưng chảy, sau đó bổ sung một lượng nước vừa đủ để phòng ngừa hiện tượng cơ thể mất nước.

IV. Cách khắc phục tình trạng chảy máu cam

Giải đáp câu hỏi chảy máu cam có nguy hiểm không, các chuyên gia cho biết nếu kết thúc nhanh chóng và lượng máu chảy không quá nhiều thì tình trạng này không gây ra ảnh hưởng nào nghiêm trọng đối với sức khỏe. Trái lại, với trường hợp chảy máu cam thường xuyên với lượng nhiều thì đây sẽ trở thành một triệu chứng cảnh báo một bệnh lý bất thường trên cơ thể phải điều trị ngay từ sớm để ngăn ngừa các hậu quả khó lường.

Chảy máu cam phải làm sao tùy vào từng trường hợp đối tượng người mắc mà bạn cần tiến hành theo các bước sơ cứu ban đầu đúng cách, phù hợp nếu ở mức độ nhẹ. Tuy nhiên, nếu nhận thấy người bệnh xuất hiện các triệu chứng như toát nhiều mồ hôi, da xanh xao tái nhợt, khó thở… thì phải được bác sĩ cấp cứu ngay tại các cơ sở chuyên khoa.

Thực phẩm tốt cho người hay chảy máu cam

✔️ Người bị chảy máu cam ăn gì tốt?

Triệu chứng chảy máu cam chứng tỏ cơ thể đang thiếu những chất như vitamin C, vitamin K, sắt và kali, vì vậy cách tốt nhất là bạn nên bổ sung các nhóm thực phẩm tương ứng:

  • Thực phẩm giàu vitamin C: Cam, quýt, bưởi, các loại quả mọng, ổi, kiwi, ớt chuông, khoai tây, cà chua…
  • Nhóm thực phẩm chứa nhiều vitamin K: Cải xoăn, cải bó xôi, rau húng quế, súp lơ xanh, bắp cải, cần tây, cà rốt…
  • Các thực phẩm giàu chất sắt: Rau bina, các loại đậu, các loại hạt, cá ngừ, các loại thịt đỏ, gan động vật…
  • Thực phẩm chứa nhiều kali: Quả bơ, chuối, khoai lang, rau chân vịt, súp lơ xanh, gạo lứt, bánh mì nguyên cám…

✔️ Bị chảy máu cam nên uống gì?

Để khắc phục tình trạng chảy máu cam, bạn có thể sử dụng một số loại thức uống sau:

  • Nước củ cải trắng: Chuẩn bị khoảng 50g củ cải, sau khi rửa sạch thì đem giã nhỏ để lọc lấy phần nước cốt, pha thêm một ít nước ấm rồi chia 3 phần uống hết trong ngày, thực hiện phương pháp này trong 3 ngày.
  • Nước rau muống: Nhặt kỹ và rửa sạch 30g rau muống lá tre, giã nhuyễn lấy nước cốt và pha cùng 200ml nước sôi để nguội với một ít đường, chia 2 phần uống hết trong ngày, áp dụng trong vòng 5 ngày liên tục.
  • Nước lá hẹ: Lấy khoảng 60g lá hẹ rồi thực hiện tương tự như cách làm nước củ cải trắng, phần nước thu được chia làm 2 lần uống trong ngày, uống liên tiếp 3 ngày.

Như vậy, bài viết đã giải đáp giúp bạn đọc chảy máu cam là bệnh gì, nguyên nhân và cách xử lý tình trạng sao cho đảm bảo an toàn. Nhìn chung, chảy máu cam là hiện tượng khá thường gặp, tuy nhiên nếu xảy ra với tần suất nhiều lần mà không rõ lý do thì bạn cần phải đi khám càng sớm càng tốt để được chẩn đoán chính xác và điều trị bệnh lý kịp thời.

✔️ Phòng khám đa khoa Hưng Thịnh Hà Nội

✔️ Từ khóa tìm kiếm liên quan: chảy máu cam | chảy máu cam ở trẻ | chảy máu cam là bệnh gì | chảy máu cam thường xuyên | chảy máu cam khăn giấy | tại sao chảy máu cam | chảy máu cam nguyên nhân | chảy máu cam ăn gì | chảy máu cam ra giấy | chảy máu cam thiếu chất gì | chảy máu cam có nguy hiểm không | chảy máu cam phải làm sao | chảy máu cam là dấu hiệu của bệnh gì | chảy máu cam nên uống gì | trẻ em chảy máu cam có nguy hiểm không | chảy máu cam khi mang thai | chảy máu cam nhiều là bệnh gì | xử lý chảy máu cam ở trẻ | chảy máu cam ở người lớn là bệnh gì