Đau bụng kinh là gì và những điều chị em cần lưu ý

Đau bụng kinh nguyệt là tình trạng mà hầu hết nữ giới đều từng gặp phải không chỉ một lần trong đời. Đau bụng kinh là gì, làm sao để hết đau bụng kinh và cần lưu ý đau bụng kinh nên ăn gì, uống gì, tất cả những thắc mắc này của chị em sẽ được giải đáp ngay trong bài viết dưới đây.

I. Đau bụng kinh là gì?

Đau bụng kinh hay còn được gọi là thống kinh là một trong những triệu chứng rối loạn kinh nguyệt phổ biến ở nữ giới. Gần như 100% chị em đều đã từng gặp tình trạng đau bụng kinh nguyệt một vài lần trong cuộc đời. Một số phụ nữ và trẻ em gái mới dậy thì sẽ xuất hiện cơn đau bụng kinh nhẹ nhưng cũng có một số người lại gặp cơn đau bụng kinh dữ dội. Phần đa các cơn đau bụng kinh nguyệt không quá nghiêm trọng và chị em không cần can thiệp y tế. Tuy nhiên trong một số trường hợp cơn đau bụng kinh dữ dội, bạn cần thăm khám phụ khoa để được kiểm tra nguyên nhân tại sao đau bụng kinh dữ dội, có thêm các nguyên nhân bệnh lý khác hay không.

Đau bụng kinh làm gì cho hết

Đau bụng kinh nguyệt khác với đau bụng thông thường, khi đau bụng kinh chị em sẽ bị đau co thắt vùng bụng dưới, cơn đau có thể lan ra phía sau lưng và phần đùi trên. Ngoài đau bụng, chị em sẽ nhận thấy một số dấu hiệu đặc trưng đi kèm báo hiệu kỳ kinh nguyệt sắp tới để có thể phân biệt như bị mỏi vùng lưng dưới, chướng bụng, đầy hơi, căng tức ngực đặc biệt là đầu vú, đổ mồ hôi nhiều hơn, táo bón, buồn nôn, nôn, đau đầu,...

⭐️ Tại sao đau bụng kinh? Việc chị em bị đau bụng kinh trong mỗi lần đến kỳ kinh nguyệt có thể xuất phát từ những nguyên nhân sau đây:

✔️ Đau bụng kinh nguyên phát: Đây là tình trạng đau bụng kinh nguyệt do sự co bóp của tử cung, không do nguyên nhân bệnh lý. Khi trứng rụng nhưng không được thụ tinh thì tử cung sẽ co lại để lớp niêm mạc bị loại bỏ. Để làm được điều này cơ thể sẽ tiết ra chất prostaglandin, tuy nhiên chất này sẽ gây ra những cơn đau cho nữ giới. Sau một vài ngày, niêm mạc tử cung bong hết, hàm lượng chất này giảm xuống chị em sẽ không còn cảm giác bị đau bụng kinh nữa.

✔️ Đau bụng kinh thứ phát: Thông thường đau bụng kinh nguyệt thứ phát do các bệnh lý phụ khoa gây ra. Một số những bệnh lý có thể gây nên tình trạng đau bụng kinh dữ dội bao gồm:

  • 🔰 Lạc nội mạc tử cung: Lớp nội mạc tử cung bị lạc ra vị trí khác bên ngoài tử cung gây ra tình trạng đau bụng, các cơn đau dữ dội.
  • 🔰 Cổ tử cung hẹp, có kích thước quá nhỏ khiến kinh nguyệt chảy chậm tăng áp lực vùng tử cung khiến chị em bị đau bụng kinh.
  • 🔰 Tại sao đau bụng kinh, nguyên nhân có thể do bạn đang mắc viêm vùng chậu. Đây là bệnh lý nguy hiểm có khả năng ảnh hưởng đến khả năng sinh sản, bạn nên lưu ý để sớm thăm khám.
  • 🔰 U xơ tử cung cũng là một nguyên nhân gây nên tình trạng đau bụng kinh nguyệt.

✔️ Đau bụng kinh sau khi đặt vòng tránh thai: Trong khoảng một vài chu kỳ kinh đầu tiên sau khi đặt vòng tránh thai chị em có thể bị gặp phải tình trạng đau bụng kinh dữ dội, cơn đau kéo dài hơn bình thường. Trong trường hợp ngoài việc đau bụng, nữ giới còn có biểu hiện như thay đổi chu kỳ kinh nguyệt, chảy máu âm đạo bất thường, ra nhiều khí hư có mùi hôi và đau rát khi quan hệ cần tới ngay các cơ sở y tế uy tín để kiểm tra tình trạng vòng tránh thai.

✔️ Tại sao đau bụng kinh, thói quen ăn uống cũng có thể là nguyên nhân dẫn đến tình trạng này. Bên cạnh việc không sử dụng đồ lạnh thì những thực phẩm có chứa mỡ động vật, thực phẩm nhiều đường, đồ ăn đóng hộp, khoai tây chiên hay cafe, rượu bia,... cũng đều có thể khiến những cơn đau bụng kinh dữ dội, khó chịu hơn.

II. Đau bụng kinh như thế nào?

Với những bé gái mới bước vào tuổi dậy thì thì việc đau bụng kinh như thế nào vẫn còn nhiều xa lạ và nhiều phụ huynh cũng chưa rõ về các mức độ đau bụng kinh để diễn tả giúp trẻ hiểu hơn về vấn đề này. Việc nữ giới phân biệt được mức độ đau bụng kinh như thế nào sẽ giúp nhận biết những trường hợp đau bụng kinh bất thường do bệnh lý từ đó sớm thăm khám và có phương án xử lý kịp thời. Mức độ đau bụng kinh như thế nào, việc đau bụng kinh nguyệt thường được chia làm 3 mức độ khác nhau dựa theo thời gian cơn đau bụng kinh diễn ra và mức độ, các biểu hiện đi kèm. Cụ thể:

1. Đau bụng kinh nhẹ

Đây là mức độ đau bụng kinh chị em thường gặp, với một số những biểu hiện như sau:

  • 🔰 Cơn đau bụng kinh kéo dài từ 1 đến 1,5 ngày thường chỉ đau trong ngày đầu tiên của kỳ kinh.
  • 🔰 Mức độ đau nhẹ, đau bụng dưới âm ỉ, không gây ảnh hưởng đến sinh hoạt hàng ngày và công việc của nữ giới.
  • 🔰 Cảm giác hơi mỏi lưng, mỏi đùi và hơi mệt hơn bình thường một chút.
  • 🔰 Cảm giác đau bụng kinh không thường xuyên xuất hiện, có tháng có và có tháng không có triệu chứng đau bụng kinh nguyệt.
  • 🔰 Ngoài đau bụng thì chị em không gặp thêm bất cứ biểu hiện bất thường nào khác.

2. Ở mức độ vừa biểu hiện đau bụng kinh như thế nào?

Ở mức độ đau bụng kinh bình thường hay đau vừa thì nữ giới sẽ có những biểu hiện như:

  • 🔰 Các cơn đau bụng kinh diễn ra trong 3 ngày đầu kỳ kinh, càng về những ngày cuối kỳ thì tình trạng này giảm nhanh.
  • 🔰 Bụng dưới đau âm ỉ liên tục hoặc đau ngắt quãng theo thời gian, thỉnh thoảng sẽ xuất hiện những cơn đau thắt bụng.
  • 🔰 Ở mức độ này các cơn đau có thể lan ra khu vực lưng và đùi gây mỏi hai đùi và mỏi lưng.
  • 🔰 Chướng bụng, cảm giác vùng bụng có áp lực nhẹ, bụng dưới to hơn, hơi khó chịu.

3. Đau bụng kinh dữ dội

Hai mức độ đau bụng kinh ở trên thường do nguyên nhân ăn uống hoặc sinh lý bình thường còn với mức độ dữ dội thì có thể còn xuất phát từ nguyên nhân bệnh lý vì vậy mà chị em cần đặc biệt lưu ý khi có những biểu hiện sau:

  • 🔰 Cơn đau bụng kinh dữ dội kéo dài đến 5 - 6 ngày mới có dấu hiệu giảm.
  • 🔰 Bụng chướng to, cơ thể mệt mỏi.
  • 🔰 Cảm giác không muốn ăn, ăn không ngon miệng.
  • 🔰 Trong những “ngày đèn đỏ” cơn đau bụng dữ dội, khiến chị em không thể chịu được, có khi là nằm ôm bụng cả ngày, phải sử dụng thuốc để giảm tình trạng đau đớn.
  • 🔰 Cơ thể có biểu hiện bị lạnh, chân tay bủn rủn, thậm chí là chóng mặt, ngất.
  • 🔰 Buồn nôn, nôn.
  • 🔰 Đi ngoài.

Với những trường hợp đau bụng kinh do bệnh lý có thể đi kèm một số biểu hiện như xuất huyết bất thường giữa các lần đến tháng, máu kinh có màu đen, có dạng cục, khí hư ra nhiều, có mùi hôi tanh và thay đổi về màu sắc, khi quan hệ bị đau,... Trường hợp bị đau bụng kinh dữ dội kéo dài nhiều chu kỳ liên tục thường xuất phát từ nguyên nhân các bệnh lý phụ khoa nguy hiểm. Càng để lâu không điều trị, càng gây nhiều ảnh hưởng đến sức khỏe sinh sản của chị em phụ nữ. Đau bụng kinh làm sao hết, đau bụng kinh nên ăn gì, đau bụng kinh không nên ăn gì, nên uống gì và đau bụng kinh uống thuốc gì giảm đau,... Hãy cùng tìm lời giải đáp dưới phần mục dưới đây.

III. Đau bụng kinh nên làm gì?

Khi bị đau bụng kinh phải làm sao, dưới đây là những mẹo giúp chị em làm giảm cơn đau, thoải mái hơn trong những “ngày đèn đỏ”.

1. Đau bụng kinh nên ăn gì?

Đau bụng kinh nên và không nên ăn gì

Làm sao để hết đau bụng kinh, với những trường hợp đau bụng vừa và nhẹ bạn có thể làm giảm đau bụng kinh bằng chế độ ăn uống. Trong những ngày đèn đỏ bị đau bụng kinh nên ăn gì để giúp giảm cơn đau bụng kinh khó chịu, đau bụng kinh làm gì cho hết, chị em hãy lưu ý bổ sung thêm nhiều thực phẩm sau nhé!

  • 🔰 Cá hồi: Cá hồi là thực phẩm chứa nhiều dinh dưỡng chị em nên tăng cường trong những ngày đèn đỏ. Với nguồn vitamin B6, vitamin D dồi dào sẽ giúp chị em giảm tình trạng đau bụng và căng tức ngực khi đến tháng. Ngoài ra hàm lượng Omega 3 có thể giúp giảm cơn co bóp tử cung, giảm mức độ đau bụng kinh ở nữ giới.
  • 🔰 Cây họ đậu: Việc chảy máu kinh khiến cơ thể thiếu hụt một lượng lớn magie và sắt. Để bù lại lượng thiếu hụt chị em có thể bổ sung từ các loại cây họ đậu như đậu nành, đậu đen, đậu xanh,... Ngoài ra các loại cây họ đậu cũng có tác dụng giúp điều hòa nội tiết tố trong cơ thể, giảm nguy cơ rối loạn chu kỳ kinh nguyệt. Làm sao để hết đau bụng kinh, chị em nên bổ sung nhiều hơn loại thực phẩm này nhé.
  • 🔰 Yến mạch: Yến mạch cũng là thực phẩm bạn nên bổ sung trong những ngày hành kinh. Trong yến mạch chứa nhiều magie và kẽm giúp não thư giãn, giảm căng thẳng trong những ngày này.
  • 🔰 Hoa quả: Đau bụng kinh nên ăn gì? Trong những ngày này chị em nên bổ sung nhiều loại hoa quả đặc biệt là chuối, dứa hay kiwi. Không chỉ giúp bổ sung nhiều vitamin và khoáng chất mà còn chứa nhiều hoạt chất tự nhiên quan trọng giúp tiêu hóa thức ăn tốt hơn giảm tình trạng chướng bụng và đau bụng.
  • 🔰 Trứng: Để giảm đau bụng và các triệu chứng đi kèm của đau bụng kinh chị em cũng nên bổ sung trứng trong khẩu phần ăn của những “ngày đèn đỏ”.
  • 🔰 Socola đen: Trong thành phần của socola đen có chứa hàm lượng magie và chất xơ lớn giúp quá trình tuần hoàn máu diễn ra tốt hơn và bổ sung lại lượng máu đã mất nhanh chóng.

2. Đau bụng kinh không nên ăn gì?

Đau bụng kinh làm gì cho hết, bên cạnh việc chú ý đau bụng kinh nên ăn gì thì chị em cũng cần đặc biệt chú ý những thực phẩm không nên ăn trong giai đoạn này. Đau bụng kinh không nên ăn gì, sau đây là những thực phẩm bạn cần đặc biệt tránh:

  • 🔰 Đồ đông lạnh, thực phẩm để lạnh: Đồ đông lạnh, thực phẩm lạnh như kem, sữa chua lạnh, đồ uống lạnh bạn nên hạn chế trong giai đoạn này có thể khiến bạn bị lạnh bụng dễ đau bụng hơn.
  • 🔰 Thực phẩm có tính hàn: Các thực phẩm có tính hàn cũng cần hạn chế như rong biển, bí đao,... Những thực phẩm này sẽ khiến cơn đau bụng của bạn trở nên trầm trọng hơn, giảm nhiệt độ cơ thể và giảm khả năng lưu thông máu.
  • 🔰 Đồ ăn chứa nhiều dầu mỡ, đồ ăn cay nóng: Đồ ăn cay, nóng không chỉ khiến cơn đau bụng kinh dữ dội hơn mà còn khiến cơ thể bạn trở nên mệt mỏi.
  • 🔰 Đau bụng kinh không nên ăn gì, các thực phẩm có chứa chất kích thích. Các thực phẩm như trà sữa, chè, cà phê, rượu, thuốc lá,... sẽ khiến cho mức độ đau bụng kinh nặng hơn.

3. Đau bụng kinh nên uống gì?

Đau bụng phải làm sao, trong những “ngày đèn đỏ” chị em cũng nên chú ý bổ sung nhiều hơn những loại nước, trà nóng giúp làm ấm bụng, giảm cơn đau bụng kinh, hỗ trợ tiêu hóa. Đau bụng kinh uống gì tốt, hãy cùng tham khảo những món đồ uống sau đây nhé!

  • 🔰 Trà gừng: Đau bụng kinh uống gì, trà gừng là loại nước uống giá rẻ, tiện dụng có thể dễ dàng pha chế, được nhiều chị em ưu tiên sử dụng. Chỉ cần thái một vài lát gừng cho thêm 1 chút đường nâu đun sôi hoặc hãm với nước nóng sau đó sử dụng khi còn ấm sẽ giúp chị em giảm được cơn đau bụng. Ngoài ra, hiện nay trên thị trường có các loại túi lọc trà đã đóng sẵn, rất tiện dụng chị em có thể mua về để sử dụng.  
  • 🔰 Trà bạc hà: Chiết xuất bạc hà có tác dụng rất tốt trong việc giảm đau bụng kinh vì vậy đau bụng kinh nên uống gì, đây chắc chắn là loại thức uống chị em nên tham khảo.
  • 🔰 Trong thời gian đến tháng bạn vẫn nên bổ sung nước đầy đủ từ 2 đến 2,5L mỗi ngày và nên sử dụng toàn bộ bằng nước ấm. Đau bụng kinh nên uống gì, trong các trường hợp chị em ngại sử dụng các loại trà thì nước ấm là giải pháp tuyệt vời.
  • 🔰 Nước lá ngải cứu: Ngải cứu có tác dụng chữa đau bụng kinh hiệu quả, điều hòa kinh nguyệt rất tốt vì vậy trong những “ngày đèn đỏ” chị em cũng nên sử dụng loại nước này.

4. Đau bụng kinh uống thuốc gì?

Đau bụng kinh uống thuốc gì

Đau bụng kinh làm gì cho hết hay cách làm giảm đau bụng kinh, bên cạnh việc lưu ý đau bụng kinh uống gì, đau bụng kinh nên ăn gì và không nên ăn gì thì chị em cũng có thể sử dụng thuốc để giảm cơn đau bụng kinh dữ dội. Một số loại thuốc được sử dụng để giảm đau bụng kinh bao gồm:

  • 🔰 Thuốc kháng viêm non - steroid: Loại thuốc này có tác dụng làm giảm prostaglandin từ đó làm giảm cơn đau bụng kinh.
  • 🔰 Thuốc giảm đau: Một số loại thuốc không chỉ có tác dụng giảm đau mà còn làm giảm triệu chứng buồn nôn, nôn hiệu quả.
  • 🔰 Thuốc chống co thắt: Đau bụng kinh uống thuốc gì, bạn cũng có thể sử dụng thuốc này để làm giảm những cơn quặn thắt của đau bụng kinh.
  • 🔰 Đau bụng kinh uống thuốc gì, nhiều chị em thường chia sẻ với nhau kinh nghiệm sử dụng thuốc tránh thai, phương pháp này có thể cho hiệu quả giảm đau bụng kinh đến 90%.

Đau bụng kinh phải làm sao chị em cũng không nên vội vàng tìm kiếm trên các trang mạng đau bụng kinh uống thuốc gì và sử dụng theo. Việc sử dụng thuốc để giảm cơn đau bụng kinh nguyệt chỉ nên dùng theo đơn bác sĩ hoặc đã có sự tham vấn của bác sĩ về liều lượng, thời gian sử dụng.

5. Đau bụng kinh phải làm sao?

Chườm nước ấm khi đau bụng kinh

Đau bụng kinh nên làm gì, chị em có thể áp dụng thêm một vài mẹo nhỏ sau để làm giảm cơn đau bụng kinh tại nhà:

  • 🔰 Xoa bóp nhẹ vùng bụng dưới để cơ bụng giãn ra, giảm các cơn co thắt đột ngột. Bạn có thể dùng thêm dầu gió xoa đều lên bàn tay sau đó dùng tay xoa bụng theo chiều kim đồng hồ.
  • 🔰 Đau bụng kinh làm sao hết, chườm nước ấm là phương pháp đơn giản nhưng lại khá hiệu quả. Về cách làm chị em chỉ cần cho nước vào bình thủy tinh sau đó cuốn một lớp khăn, vải và đặt vào bụng dưới sẽ giúp giảm đau nhanh chóng.
  • 🔰 Tập một vài động tác yoga nhẹ nhàng cũng giúp cơ thể lưu thông khí huyết, giảm đau bụng kinh.

Với những trường hợp đau bụng kinh do sinh lý thông thường những biện pháp trên sẽ cho hiệu quả tốt. Tuy nhiên với nguyên nhân đau bụng kinh do bệnh lý thì bạn cần đến thăm khám tại các phòng khám phụ khoa, các khoa phụ sản tại bệnh viện uy tín để tiến hành thăm khám. Sau khi xác định rõ nguyên nhân tại sao đau bụng kinh, các bác sĩ sẽ tiến hành điều trị bệnh lý đó. Sau khi tình trạng viêm nhiễm, bệnh phụ khoa khỏi hoàn toàn chị em cũng sẽ không phải chịu đựng những cơn đau bụng kinh nguyệt nữa.

Đau bụng kinh là gì, đau bụng kinh nên làm gì? Hy vọng qua những thông tin chúng tôi đã cung cấp sẽ giúp chị em hiểu được phần nào về tình trạng đau bụng kinh nguyệt và có phương hướng xử lý làm sao để hết đau bụng kinh. Mọi thắc mắc chị em cần tư vấn về tình trạng thống kinh hoặc các bất thường khác về kinh nguyệt hãy chia sẻ ngay với các bác sĩ sản phụ khoa qua mục tin nhắn hoặc liên hệ trực tiếp hotline.

⭐️ Đọc thêm:

✔️ Phòng khám đa khoa Hưng Thịnh

  • Address: 380 Xã Đàn - Nam Đồng - Đống Đa - Hà Nội
  • Hotline/ Zalo: 0327-563-020
  • Thời gian làm việc: 08h00 20h00 cả tuần và ngày lễ tết
  • Facebook: https://bit.ly/messht365

✔️ Từ khóa tìm kiếm liên quan: đau bụng kinh | đau bụng kinh là gì | đau bụng kinh làm sao hết | đau bụng kinh nên làm gì | đau bụng kinh nguyệt | đau bụng kinh làm gì cho hết | đau bụng kinh nên ăn gì | đau bụng kinh không nên ăn gì | đau bụng kinh uống gì | đau bụng kinh dữ dội | làm sao để hết đau bụng kinh | đau bụng kinh uống thuốc gì | đau bụng kinh nên uống gì | đau bụng kinh như thế nào | đau bụng kinh phải làm sao | tại sao đau bụng kinh