Táo bón để lâu có sao không? Cách chữa nào hiệu quả cao?

Táo bón là tình trạng thường gặp nhiều hơn ở trẻ nhỏ, người già và phụ nữ sau sinh có thể gây nhiều ảnh hưởng đến đời sống sinh hoạt thường ngày cũng như sức khỏe của người mắc. Để phòng tránh táo bón, sớm khắc phục những ảnh hưởng của táo bón và hạn chế những biến chứng nguy hiểm khi bị táo bón kéo dài bạn cần hiểu rõ táo bón là gì cũng như nguyên nhân gây nên tình trạng táo bón. Bài viết dưới đây chúng tôi sẽ giúp bạn giải đáp tất cả các thắc mắc trên.

Táo bón là gì?

Táo bón là tình trạng bất thường ở đường tiêu hóa phổ biến mà bất cứ đối tượng nào cũng có thể gặp nhưng đặc biệt xuất hiện nhiều hơn là táo bón ở trẻ sơ sinh, ở trẻ nhỏ và chị em phụ nữ cũng dễ bị táo bón sau sinh. Táo bón là gì, đây là tình trạng mà cơ thể đi cầu dưới 3 lần trong một tuần, phân cứng và khô hơn gây đau đớn, khó chịu khi đi đại tiện.

Táo bón là gì

Thông thường hầu hết các trường hợp bị táo bón sẽ chỉ xuất hiện trong một thời gian ngắn một vài ngày và không gây ảnh hưởng đến sức khỏe của người bệnh. Tuy nhiên nếu táo bón lâu ngày, tình trạng táo bón kéo dài trong vài tuần hoặc lâu hơn có thể gây ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống và có thể gây ức chế nhu động ruột. Một số trường hợp có thể cảnh báo nhiều bệnh lý như bệnh polyp đại trực tràng, bệnh trĩ, bệnh đại trực tràng,...

✔️ Một số dấu hiệu của táo bón mà bạn có thể lưu ý trong quá trình đi đại tiện bao gồm:

  • Ít đi đại tiện, một tuần không quá 3 lần.
  • Phân được đẩy ra ngoài rời rạc thành từng cục rất khô và cứng.
  • Việc phân quá khô cứng khiến người bệnh gặp khó khăn trong khi đi đại tiện, có cảm giác đau đớn, khó chịu vùng hậu môn. Tình trạng nặng hơn có thể khiến hậu môn chảy máu khi đại tiện.
  • Người bệnh có cảm giác chưa đẩy hết phân ra bên ngoài.
  • Cần phải rặn mạnh hơn hoặc dùng tay ấn vào bụng để thúc đẩy việc đi đại tiện.
  • Táo bón ở trẻ sơ sinh và táo bón ở trẻ nhỏ khiến trẻ khó chịu, quấy khóc, sụt cân, bé tránh đi đại tiện vì sợ đau,...
  • Một số người bệnh có thể có thêm các triệu chứng như đầy hơi, đau quặn bụng, buồn nôn, ăn uống không ngon miệng,...

Táo bón được chia làm 2 loại là táo bón thực thể và táo bón chức năng. Nếu như táo bón thực thể thường bắt nguồn từ các tổn thương tại đường tiêu hóa thì táo bón chức năng lại xuất phát từ chế độ ăn uống, sinh hoạt chưa hợp lý hàng ngày. Phần lớn hiện nay các trường hợp táo bón được xác định do táo bón chức năng. Tuy nhiên nếu táo bón kéo dài một vài tuần bạn nên sớm thăm khám để được điều chỉnh kịp thời.

Nguyên nhân bị táo bón

✔️ Bên cạnh những thắc mắc táo bón là gì thì rất nhiều người quan tâm cũng đến nguyên nhân táo bón là gì, táo bón ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ do đâu. Mỗi loại táo bón chức năng và thực thể sẽ có nguyên nhân gây táo bón khác nhau, cụ thể:

1. Nguyên nhân bị táo bón thực thể

Khi bị táo bón lâu ngày kèm theo tình trạng đau bụng liên tục, nôn, buồn nôn, đau thắt lưng, mất ngủ, sụt cân, cơ thể mệt mỏi,... bạn nên đến ngay các cơ sở phòng khám, bệnh viện để được thăm khám. Người bị táo bón thực thể có thể xuất phát từ bệnh lý như:

🔰 Táo bón do bị các tổn thương phình đại tràng hoặc giãn đại tràng từ lúc bẩm sinh.

🔰 Táo bón do bị mắc một số bệnh lý hậu môn, trực tràng như bệnh trĩ, nứt kẽ hậu môn hay hẹp trực tràng hậu môn.

🔰 Táo bón cũng thường gặp ở nữ giới mang thai nhất là các tháng cuối thai kỳ, thai đè lên trực tràng, gây khó khăn khi đi đại tiện.

🔰 Một số khối u vùng tiểu khung, viêm đại trực tràng, u trực tràng, u đại tràng cũng có thể cản trở việc đi đại tiện khiến bạn bị táo bón.

🔰 Một số tổn thương ngoài đường tiêu hóa như thoát vị màng não tủy vùng cùng cụt hay tổn thương thần kinh vùng đuôi ngựa cũng là nguyên nhân gây táo bón.

2. Nguyên nhân bị táo bón chức năng

✔️ Táo bón ở trẻ sơ sinh, trẻ nhỏ, táo bón sau sinh và ở người lớn tuổi thường bắt nguồn từ các nguyên nhân do thói quen sinh hoạt và chế độ ăn uống hàng ngày. Một số nguyên nhân gây táo bón chức năng bao gồm:

🔰 Chế độ ăn uống không khoa học

  • Không bổ sung đủ nước mỗi ngày, lượng nước bổ sung vào cơ thể quá ít làm cho phân khô cứng.
  • Chế độ ăn thiếu chất xơ, ít ăn rau và hoa quả.
  • Uống quá nhiều cafe, bia rượu, trà sữa, trà,... Các loại thức uống này tuy lợi tiểu nhưng khiến cơ thể mất nước nhiều dẫn đến phân bị cứng hơn gây ra tình trạng táo bón.
  • Táo bón ở trẻ nhỏ thường xuất hiện ở giai đoạn chuyển từ việc bú sữa mẹ sang chế độ ăn dặm.
  • Sử dụng quá nhiều sản phẩm từ sữa, phomai cũng là nguyên nhân dễ gặp phải tình trạng táo bón.
  • Khẩu phần ăn quá nhiều thịt, trứng, đường tinh luyện, chất béo cũng khiến bạn dễ bị táo bón hơn.

🔰 Bên cạnh chế độ ăn không hợp lý thì việc nhịn đại tiện cũng là nguyên nhân gây táo bón. Trẻ thường mải chơi không để ý đến nhu cầu đại tiện hoặc do nhiều trẻ không muốn đi đại tiện tại các khu vệ sinh công cộng vì vậy mà dễ dẫn đến tình trạng táo bón ở trẻ nhỏ.

🔰 Táo bón ở trẻ cũng có thể do nhiều phụ huynh luyện tập đi đại tiện cho trẻ quá sớm, điều này vô tình đã khiến trẻ bỏ qua những kích thích khi muốn đại tiện, không muốn đi vệ sinh.

🔰 Táo bón ở người lớn có thể xuất phát do việc sử dụng một số loại thuốc điều trị bệnh.

🔰 Lười vận động, ít tập thể dục, ngồi quá nhiều cũng là nguyên nhân dễ gây nên tình trạng táo bón.

Táo bón để lâu có sao không?

Dù là do bất cứ nguyên nhân gây táo bón nào thì táo bón lâu ngày, táo bón kéo dài một vài tuần hoặc dài hơn có thể khiến cho người bệnh đau đớn, khó chịu, dễ cáu gắt. Táo bón ở trẻ sơ sinh, táo bón ở trẻ nhỏ sẽ gây nhiều tác động xấu, trẻ bị né tránh đi vệ sinh, ứ phân, đau đớn khi đại tiện, nhiều trường hợp phải nhập viện để tiến hành thăm khám, điều trị. Táo bón ở người lớn đặc biệt là táo bón sau sinh nếu để kéo dài có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm cho sức khỏe.

1. Táo bón kéo dài dễ mắc bệnh trĩ

Bệnh trĩ là hệ quả thường thấy khi chúng ta bị táo bón kéo dài, táo bón lâu ngày không điều trị. Khi bị táo bón, để có thể đẩy được những cục phân khô cứng, cơ thể thường sẽ có phản ứng rặn nhiều hơn. Việc táo bón kéo dài khiến tình trạng này liên tục diễn ra các tĩnh mạch hậu môn bị giãn, sưng hình thành nên các búi trĩ. Tùy theo vị trí phát sinh búi trĩ mà chia ra thành trĩ nội, trĩ ngoại và trĩ hỗn hợp. Trĩ nội hình thành trên vùng lược, trĩ ngoại hình thành ở phía dưới vùng lược và người bị xuất hiện búi trĩ ở cả hai vùng trên được gọi là trĩ hỗn hợp.

Khi đã chuyển qua bệnh trĩ người bệnh có thể nhận biết qua các dấu hiệu như đi đại tiện theo máu, ngứa rát ở hậu môn, bị sưng và đau hậu môn và ở xung quanh lỗ hậu môn xuất hiện các dịch nhầy. Nặng hơn bạn sẽ thấy các búi trĩ sa ra phía ngoài theo nhiều cấp độ. Bệnh trĩ không chỉ gây đau đớn, khó khăn cho sinh hoạt mà còn có thể biến chứng gây viêm nhiễm hoặc ung thư trực tràng rất nguy hiểm. Do đó để hạn chế biến chứng nguy hiểm này bạn nên sớm có biện pháp điều chỉnh ngay khi đang bị táo bón lâu ngày.

✔️ Đọc thêm: Chi phí cắt trĩ ngoại - Cách chữa bệnh trĩ nhanh hồi phục

2. Nứt hậu môn là tình trạng thường gặp ở người bị táo bón lâu ngày

Táo bón lâu ngày có sao không? Nứt hậu môn là tình trạng người bị táo bón dễ gặp phải. Tình trạng này xảy ra khi phân quá cứng, cục phân lớn và phải rặn mạnh đẩy ra bên ngoài khiến mô lót hậu môn xuất hiện một vết rách nhỏ. Nứt hậu môn khiến cho người bệnh đau đớn, chảy máu, cảm thấy xót khi có dòng tiểu hoặc nước chạm vào vết nứt. Nếu để các vết nứt này liên tục xuất hiện và không được vệ sinh sạch sẽ thì tình trạng viêm nhiễm hậu môn dễ xảy ra.

Người lớn có thể cảm nhận được việc bị nứt hậu môn dễ dàng hơn. Táo bón ở trẻ sơ sinh, trẻ nhỏ gây nứt hậu môn, bạn có thể chú ý trẻ quấy khóc, sợ đi đại tiện, quan sát hậu môn sẽ thấy sưng đỏ gần vết rách và có lẫn máu trên giấy vệ sinh, trong phân.

3. Táo bón kéo dài gây sa trực tràng

Một tác hại nguy hiểm nữa của việc để táo bón kéo dài, không điều chỉnh đó là sa trực tràng. Sa trực tràng là tình trạng một phần hoặc toàn bộ trực tràng bị sa ra bên ngoài cơ thể gây đau đớn, cọ xát với quần áo gây chảy máu. Sa trực tràng thường bị nhầm lẫn với bệnh trĩ, tuy nhiên hai bệnh lý này hoàn toàn khác nhau và cách điều trị cũng khác nhau. Sau một thời gian bị táo bón kéo dài, bạn nhận thấy cơ thể bị ngứa, đau vùng hậu môn, hậu môn chảy máu và chất nhầy, luôn cảm giác đầy trong ruột, không thể đẩy hết phân ra ngoài thì cần sớm thăm khám.

4. Ứ phân do táo bón kéo dài

Táo bón kéo dài có nguy hiểm không? Táo bón lâu ngày khiến phân không được thải hết ra khỏi cơ thể gây ứ phân, các cục nhỏ ứ lại dính với nhau tạo thành khối cứng gây tắc nghẽn. Cục phân càng lớn càng khó đẩy ra ngoài vì vậy mà người bệnh rất khó chịu. Tình trạng này thường gặp hơn ở người lớn tuổi và trẻ nhỏ. Ứ phân có thể gây đau bụng, chuột rút, nôn mửa, chướng bụng, ăn không ngon, đau đầu. Ứ phân hoàn toàn có thể khiến thành ruột bị rách gây nhiễm trùng ảnh hưởng đến tính mạng của người bệnh. Do vậy khi có những biểu hiện nghi ngờ bị ứ phân bạn nên sớm đến thăm khám với các bác sĩ.

Với những ảnh hưởng, biến chứng của tình trạng táo bón lâu ngày vừa kể trên hy vọng đã giúp bạn có cái nhìn tổng quát hơn về những ảnh hưởng của táo bón. Làm thế nào để điều trị táo bón hiệu quả, hạn chế những biến chứng xảy ra, hãy cùng tìm hiểu ngay dưới phần mục dưới đây nhé.

Táo bón có các cách chữa nào hiệu quả?

✔️ Làm thế nào khi bị táo bón sau sinh, táo bón ở trẻ nhỏ chữa bằng cách nào, táo bón nên ăn gì và táo bón uống thuốc gì? Tùy theo nguyên nhân gây táo bón mà cách chữa cũng khác nhau, cụ thể như sau:

1. Cách chữa táo bón chức năng

Táo bón chức năng có thể chữa khỏi bằng cách điều chỉnh chế độ ăn uống sinh hoạt. Những trường hợp nặng hơn việc điều chỉnh không đem lại hiệu quả bạn có thể sử dụng các loại thuốc để hỗ trợ việc đi đại tiện được dễ dàng hơn.

⭐️ Táo bón nên ăn gì?

Táo bón nên ăn gì?

Điều trị táo bón bạn có thể hoàn toàn áp dụng tại nhà hiệu quả với những biện pháp điều chỉnh chế độ, khẩu phần ăn uống hàng ngày. Táo bón ăn gì, không nên ăn gì cho nhanh khỏi, hãy bổ sung nhiều hơn những thực phẩm dưới đây:

  • Táo bón nên ăn gì, không thể bỏ qua rau xanh. Các loại rau xanh đặc biệt là rau có lá như cải xoăn, bắp cải, cải bó xôi, cải ngọt, rau ngót, súp lơ,... là những thực phẩm nên bổ sung nhiều trong giai đoạn này. Không chỉ bổ sung nhiều vitamin và khoáng chất mà rau lá có rất nhiều chất xơ dễ tiêu hóa, hạn chế tình trạng táo bón. Ngoài ra các loại rau đay, mồng tơi, rau lang cũng rất tốt cho việc tiêu hóa. Trong mỗi bữa ăn bạn nên đảm bảo sẽ sử dụng nước canh hoặc phải bổ sung bằng nước sinh tố.
  • Bên cạnh các loại rau bạn cũng nên bổ sung nhiều hơn các loại hạt ngũ cốc, đậu lăng, bánh mì.
  • Táo bón ăn gì - Khoai lang và cà rốt cũng nên được thêm vào khẩu phần ăn cho người bị táo bón. Đặc biệt khoai lang sẽ giúp mềm phân, nhuận tràng dễ đi đại tiện hơn.
  • Táo bón ăn gì, các loại trái cây cũng nên bổ sung nhiều hơn trong giai đoạn này. Các loại trái cây như mâm xôi, kiwi, táo, chuối, dâu tây, việt quất,... đều rất tốt cho việc điều trị táo bón bởi chúng giàu chất xơ và ít calo.
  • Sữa chua cũng là câu trả lời thỏa đáng cho câu hỏi táo bón nên ăn gì. Trong thành phần của sữa chua có chứa nhiều lợi khuẩn có tác dụng tốt cho hệ tiêu hóa từ đó giúp cho việc tiêu hóa thức ăn dễ dàng hơn. Sau khi đã điều trị khỏi táo bón bạn cũng nên thường xuyên sử dụng sữa chua để giảm tình trạng bệnh có thể quay trở lại.
  • Bên cạnh việc lựa chọn các thực phẩm, trị táo bón sau sinh người mẹ cần bổ sung nước đầy đủ từ 2,5 đến 3 lít nước mỗi ngày. Thay vì dùng nước lọc bạn có thể kết hợp sử dụng nước ép nho và cần tây, nước ép các loại rau, hoa quả để tăng cường dinh dưỡng và hỗ trợ tốt hơn cho quá trình điều trị táo bón. Lưu ý trị táo bón sau sinh không sử dụng nước đá lạnh để cho vào sinh tố và bạn nên dùng nước lọc đã đun sôi để ấm.
  • Điều chỉnh khẩu phần ăn, hạn chế việc ăn quá nhiều thịt, trứng sữa và các loại đồ uống như bia rượu, đồ uống có cồn, có ga, cafe,...

⭐️ Điều chỉnh thói quen sinh hoạt

Điều chỉnh thói quen sinh hoạt chữa táo bón

Để giúp việc đại tiện dễ dàng hơn, bạn cũng cũng nên vận động thể dục thể thao, hạn chế ngồi quá lâu một chỗ. Với người lớn bạn nên rèn luyện thói quen đi đại tiện đều đặn. Bất cứ khi nào có cảm giác buồn đi vệ sinh hãy giải quyết ngay tại thời điểm đó nếu điều kiện cho phép. Nếu như có cảm giác đau do phân cứng có thể sử dụng nước từ vòi hoa sen ở chế độ nước ấm, xả vào hậu môn nhẹ nhàng để làm mềm phân. Nếu như phân quá cứng bạn không nên cố rặn có thể gây chảy máu hậu môn.

Người bị táo bón nên chú ý đến tư thế khi đi vệ sinh, tư thế đi vệ sinh tốt nhất là ngồi xổm. Nếu như bạn đang ngồi trên bồn cầu dạng bệt thì nên đặt chân trên 1 chiếc ghế cao khoảng 20cm để việc đi đại tiện trở nên dễ dàng nhất.

⭐️ Thuốc điều trị táo bón

Trường hợp đã áp dụng các biện pháp trên nhưng không hiệu quả bạn nên đến các cơ sở y tế thăm khám để được kê đơn thuốc giúp điều trị tình trạng táo bón hiệu quả. Thuốc điều trị táo bón được gọi là thuốc nhuận tràng. Táo bón uống thuốc gì, hiện nay khi kê đơn thuốc các bác sĩ có thể sử dụng một trong số nhóm thuốc nhuận tràng sau đây:

  • Nhóm thuốc tạo khối: Nhóm thuốc này có khả năng tăng hấp thu nước, tăng khối lượng phân, làm cho phân mềm ra và kích thước nhu động ruột để phân được đẩy ra ngoài một cách nhanh chóng.
  • Nhóm thuốc thẩm thấu: Nhóm thuốc này ở dạng muối vô cơ hoặc đường. Khi sử dụng thuốc này sẽ giúp tăng áp suất thẩm thấu ở ruột, kích thích nhu động ruột.
  • Nhóm thuốc làm mềm phân: Táo bón uống thuốc gì không thể không nhắc đến thuốc làm mềm phân. Đúng như tên gọi các loại thuốc trong nhóm này sẽ giúp cho phân mềm hơn, hạn chế tình trạng bị táo bón, phân cứng gây đau đớn.
  • Nhóm thuốc nhuận tràng bôi trơn: Nhóm thuốc này có tác dụng giúp phân dễ dàng di chuyển, không gây khó chịu hay đau đớn. Thuốc này thường ở dạng bơm hoặc thuốc đạn.
  • Nhóm thuốc nhuận tràng kích thích: Nhóm thuốc này giúp phân dễ dàng di chuyển qua ruột.

Táo bón uống thuốc gì, trong khuôn khổ bài viết này chúng tôi sẽ không ghi rõ tên thuốc, loại thuốc để hạn chế việc người bệnh tự ý mua thuốc tại quầy để sử dụng chưa qua hướng dẫn của bác sĩ. Thuốc điều trị táo bón có thể gây ra những phản ứng phụ như rối loạn cân bằng điện giải, rối loạn nhu động ruột, liệt ruột,... do vậy mà bạn tuyệt đối không nên tự ý mua và sử dụng. Táo bón uống thuốc gì hãy thăm khám để nhận được sự tư vấn, hướng dẫn sử dụng thuốc từ bác sĩ nhé!

2. Cách chữa táo bón thực thể

Mặc dù táo bón thực thể không phổ biến tuy nhiên đây là trường hợp táo bón khá nguy hiểm. Để chữa táo bón thực thể thì các bác sĩ sẽ cần kiểm tra làm rõ nguyên nhân gây táo bón xuất phát từ vấn đề nào từ đó mới có thể đưa ra cách chữa phù hợp. Căn cứ vào những dấu hiệu người bệnh gặp phải các bác sĩ sẽ chỉ định yêu cầu thực hiện một số những thăm dò như chụp khung đại tràng, nội soi đại tràng, đánh giá chức năng đại tiện, đo áp lực hậu môn trực tràng, thăm khám một số bệnh lý vùng sàn chậu, hậu môn,... Sau khi đã có kết quả từ việc thăm khám các bác sĩ sẽ lên phác đồ và trao đổi với người bệnh về phương pháp, chi phí điều trị.

Với những nguyên nhân do bệnh lý nhẹ có thể sử dụng thuốc để điều trị. Trường hợp nặng hơn các bác sĩ có thể sẽ chỉ định can thiệp các biện pháp ngoại khoa để chấm dứt hoàn toàn các bệnh lý. Sau khi các nguyên nhân bệnh lý được điều trị khỏi thì tình trạng táo bón cũng được điều trị khỏi. Chẳng hạn như bệnh trĩ, đây là căn bệnh khá nhiều người mắc phải, thường gây nên tình trạng táo bón khó chịu. Hiện nay với trĩ độ nhẹ đang được điều trị bằng các loại thuốc tây. Ngoài ra còn có nhiều các biện pháp can thiệp ngoại khoa khác có thể áp dụng như thắt dây chun, tiêm xơ búi trĩ, cắt trĩ laser, cắt trĩ bằng phương pháp HCPT, cắt trĩ bằng PPH. Tùy theo mức độ bệnh khi thăm khám mà các bác sĩ sẽ tư vấn phương pháp điều trị phù hợp.

Kết luận

Thể dục thể thao phòng ngừa táo bón

✔️ Táo bón hoàn toàn có thể phòng tránh được nếu bạn duy trì cho mình một chế độ ăn uống và sinh hoạt hợp lý. Để phòng tránh táo bón bạn hãy lưu ý đến những điểm sau đây:

  • Ăn uống đúng giờ, không bỏ bữa: Ăn uống đầy đủ các bữa đặc biệt là bữa trưa và bữa tối vào đúng một thời điểm sẽ giúp kích thích phản xạ của đường ruột. Nếu bạn thường xuyên bỏ bữa ruột không được kích thích, bạn ít có cảm giác buồn đi đại tiện.
  • Không nhịn đi toilet, hạn chế tình trạng rặn khi đi đại tiện, không sử dụng điện thoại trong quá trình đi vệ sinh. Khi đã ngồi 15 phút nhưng không thể đi vệ sinh bạn nên rời khỏi toilet.
  • Tăng cường chất xơ vừa đủ mỗi ngày.
  • Tăng cường sử dụng những thực phẩm nhuận tràng tự nhiên như nước hạt lanh, chuối, khoai lang, rau đay, rau lang,...
  • Phòng ngừa táo bón nhờ các sản phẩm bổ sung probiotic như sữa bơ, sữa chua, sữa chua uống, men vi sinh, các loại dưa muối (dưa chuột muối, kim chi, dưa bắp cải),...
  • Tập thể dục thường xuyên với mức độ vừa phải mỗi ngày, đặc biệt là các bài tập tốt cho cơ sàn chậu.
  • Không nên ngồi quá lâu. Để hạn chế táo bón ở trẻ nhỏ bạn nên giúp bé vận động nhiều hơn, với người lớn nên đứng dậy đi lại 5 đến 10 phút sau mỗi 45 phút làm việc.
  • Uống nhiều nước và chia thành 8 ly theo 8 thời điểm: 6 - 7h, 8 - 9h, 11 - 12h, 13 - 14h, 15 - 16h, 17h, 19 - 20h, 22h. Với trẻ nhỏ đang bú mẹ hoàn toàn thì có thể không cần uống nước, trẻ dưới 12 tháng tuổi nên uống 200 - 300ml/ ngày. Trẻ dưới 3 tuổi cần 500 - 600ml nước và trẻ từ 3 - 5 tuổi cần 1l/ ngày. Trẻ trên 10 tuổi sẽ uống từ 1,5 đến 2l/ ngày.
  • Ưu tiên sử dụng thịt nạc để giảm lượng chất béo hấp thụ vào cơ thể.
  • Hạn chế sử dụng những thực phẩm khó tiêu đặc biệt là vào buổi tối để giúp cơ thể có thể tiêu hóa thức ăn tốt nhất, hạn chế tình trạng táo bón.

Táo bón là gì, táo bón nên ăn gì và táo bón uống thuốc gì? Hy vọng qua những thông tin chúng tôi đã chia sẻ về táo bón, nguyên nhân và cách chữa ở trên đã giúp bạn giải đáp được những thắc mắc này. Táo bón lâu ngày ở người lớn thường nguy hiểm hơn bởi đó có thể là các dấu hiệu của bệnh lý trực tràng vì vậy cần sớm thăm khám và điều trị kịp thời. Khi đang có những biểu hiện bất thường như đại tiện khó, đại tiện ra máu, nứt, sưng đau hậu môn, ngứa hậu môn,... hãy chia sẻ ngay với các bác sĩ qua mục tin nhắn hoặc tổng đài để được tư vấn kịp thời nhất.

✔️ Bạn đọc tham khảo thêm:

✔️ Phòng khám đa khoa Hưng Thịnh

  • Address: 380 Xã Đàn - Nam Đồng - Đống Đa - Hà Nội
  • Hotline/ Zalo: 0327-563-020
  • Thời gian làm việc: 08h00 20h00 cả tuần và ngày lễ tết
  • Facebook: https://bit.ly/messht365

✔️ Từ khóa tìm kiếm liên quan: táo bón | táo bón là gì | táo bón nên ăn gì | táo bón ở trẻ | táo bón sau sinh | táo bón ở trẻ sơ sinh | táo bón lâu ngày | táo bón ăn gì | táo bón uống thuốc gì | táo bón kéo dài